1. Coi trọng năng lực hiểu biết về văn hóa Nhật Bản.
Kì thi năng lực Nhật Ngữ TOP J không chỉ đánh giá năng lực từ vựng, chữ hán,ngữ pháp đã được học, qua việc đưa vào các tình huống trong cuộc sống của du học sinh và trong các công ty Nhật Bản, bài thi TOP J có khả năng đánh giá năng lực hiểu biết về xã hội và văn hóa Nhật Bản.
2. Các câu hỏi trong bài thi TOP J là tiếng Nhật thực dụng.
Các câu hỏi của TOP J là tiếng Nhật thực dụng nhằm mục đích đánh giá được năng lực sử dụng tiếng Nhật trong các tình huống khác nhau, đồng thời nâng cao năng lực sử dụng của từng cá nhân.
3. Tổ chức 4 lần mỗi năm.
TOP J được tổ chức thi 4 lần trong năm trương ứng với kì xin việc làm và chuẩn bị du học của học sinh, sinh viên.
4. Các cấp độ của bài thi.
- Trình độ nâng cao: nắm được vốn từ vựng, chữ Hán, ngữ pháp ở mức độ cao, có năng lực tiếng Nhật cần thiết và năng lực sử dụng tiếng Nhật một cách tổng hợp trong cuộc sống. Có khả năng biên dịch, phiên dịch tiếng Nhật chuyên môn trình độ cao.
- Trình độ Sơ – Trung cấp: nắm được vốn từ vựng, chữ Hán, ngữ pháp cơ bản, có khả năng nói, viết, đáp ứng được nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày, có khả năng đọc và viết văn bản, khả năng giao tiếp cơ bản trong cuộc sống hàng ngày và trong trường. Có khả năng hiểu biết về xã hội, văn hóa Nhật Bản ở một mức độ nhất định.
- Trình độ cơ sở: nắm thông thạo được 5 âm đọc, hai bảng chữ cái Katakana và Hiragana, nắm được việc học và viết chữ Hán, ngữ pháp và trình độ sơ cấp. Hiểu được nội dung cơ bản của giáo trình sơ cấp, có năng lực cơ bản để đáp ứng được yêu cầu trong cuộc sống hàng ngày.