Ngọc Sắc trích dịch lại bài viết này để các bạn cùng tham khảo và hy vọng qua đó tìm ra được một số gợi ý hữu ích.
1. Ngữ pháp
Khi bạn làm bài tập, bạn cần phải nắm vững những kiến thức ngữ pháp cơ bản. Bạn phải có một cuốn sách ngữ pháp và tự học bằng cuốn sách đó. Không cần thiết phải có nhiều cuốn sách ngữ pháp, chỉ cần bạn học thật kỹ (học đi học lại) ở một cuốn sách đó là đủ. Sau đó, khi bạn làm bài tập, nếu làm sai, mỗi lần như thế bạn lại dùng cuốn sách đó tìm hiểu rõ phần ngữ pháp có liên quan đến những câu vừa làm sai.
2. Luyện Nghe
Bạn phải luyện tập kỹ năng này nhiều, để khi bạn có đi thi sẽ không căng thẳng dẫn đến nghe sai. Bạn nên luyện tập những bài nghe tương tự như những bài nghe trong đề thi Trình độ Hán ngữ HSK. Ngoài ra, những lúc rảnh rỗi, bạn nên xem nhiều phim truyền hình Trung Quốc, những kênh tin tức và nghe nhiều bài hát Trung Quốc.
3. Đọc hiểu và tổng hợp
Nếu chỉ thông qua làm bài tập, thì trong khoảng thời gian ngắn, khó có thể nâng cao trình độ được. Vì thế, những lúc bạn luyện đọc những bài đọc, bạn phải chú ý phân tích sự phối hợp giữa vị ngữ và tân ngữ. Đồng thời, phải bỏ nhiều thời gian học thuộc càng nhiều từ mới càng tốt. Việc học thuộc từ mới mất nhiều thời gian, nhưng cho dù mất nhiều thời gian thế nào chăng nữa, nó cũng không lãng phí một chút nào.
Tóm lại, hai phần luyện đọc và tổng hợp, chỉ có làm bài tập nhiều sẽ không hiệu quả lắm, mà tốt nhất vẫn là học thêm nhiều từ mới, thành ngữ và đọc nhiều bài đọc.
4. Nếu bản thân bạn đã quen thuộc với kiểu bài thi HSK thì bạn không cần phải đến một lớp luyện thi làm gì. Bởi vì điểm yếu của mỗi người khác nhau, chương trình luyện thi của mỗi lớp lại không đồng nhất. Đầu tiên, bạn phải tìm ra điểm yếu của mình, từ đó sắp xếp thời gian để luyện tập và chuẩn bị thi. Chỉ cần bạn có nghị lực, như vậy chắc chắn sẽ hiệu quả.
5. Bình thường những cuốn sách luyện thi của tôi là
《강주영绝对语法—韩国》、《B级精解听力部分》、《速成强化教程》、
《HSK中国汉语水平考试应试指南》。
6. Từ vựng
Cái tôi xem trọng nhất đó là năng lực từ vựng của bạn, nếu khả năng từ vựng của bạn không đủ (không đủ từ vựng) thì bạn có luyện nghe bao nhiêu nữa cũng vô dụng. Bạn có thể nghe rõ họ nói, nhưng lại không hiểu ý của câu nói đó, vậy thì có tác dụng gì không? Như vậy nói đến đọc hiểu và tổng hợp, từ vựng là phần cơ bản, nhưng lại không dễ nắm vững. Do vậy khi bạn học từ vựng, thì bạn cũng đồng thời học cách dùng của từ đó, những cách thức hay dùng, những từ có liên quan, những từ phản nghĩa,.vv… Như vậy mới thực sự có hiệu quả.