Dịch thuật công chứng giấy tờ kết hôn đa ngôn ngữ chuyên nghiệp

Contents

Tầm quan trọng của giấy tờ kết hôn

Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập sâu với thế giới. Việc giao lưu học tập, lao động tại nước ngoài của người Việt cũng như người nước ngoài tại Việt Nam sẽ là tiền đề tạo ra những quan hệ khác . Một trong những quan hệ đó kéo theo những kết quả tốt đẹp đó là hôn nhân có yếu tố nước ngoài hay còn gọi là kết hôn với người nước ngoài

Do những tiền đề đó, nhu cầu dịch thuật công chứng các giấy tờ cần thiết để hoàn thiện thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài là nhu cầu có thật và được tạo mọi điều kiện thuận lợi cấp quốc gia giữa Việt nam và các nước có quan hệ hôn nhân này.

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Mới đây, nhiều chính sách liên quan đến đăng ký kết hôn với người nước ngoài có sự thay đổi, với mục đích chính yếu là tạo thuận lợi cho người nước ngoài làm ăn, sinh sống, kết hôn và học tập…tại Việt Nam, chẳng hạn như việc đăng ký kết hôn này không còn phải thực hiện ở Sở Tư pháp nữa mà có thể thực hiện ở UBND cấp huyện.

Như vậy, thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài theo quy định mới được thực hiện như sau:

Chú ý: Hướng dẫn thủ tục được nêu bên dưới áp dụng cho việc đăng ký kết hôn giữa:

  • – Công dân Việt Nam với người nước ngoài.
  • – Công dân Việt Nam cư trú trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
  • – Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau.
  • – Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

Bước 1: Kiểm tra bản thân đã đủ điều kiện để kết hôn chưa

Phải đáp ứng các điều kiện sau thì mới xem xét chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn:

  1. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
  2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.
  3. Không bị mất năng lực hành vi dân sự.

Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau:

  • – Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.
  • – Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.
  • – Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
  • – Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Bao gồm:

  1. 01 Tờ khai đăng ký kết hôn. (theo mẫu đính kèm).
  2. Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người Việt Nam và người nước ngoài.
Lưu ý đối với giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài:

Thông thường giấy này do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, và giấy này phải còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc chồng.

Nếu không cấp giấy xác nhận này thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật nước đó.

Nếu giấy chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này chỉ có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp.

– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình.

Lưu ý: 

Nếu giấy xác nhận của cơ sở y tế này không có ghi thời hạn thì chỉ có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp.

  1. Bản sao CMND hoặc thẻ Căn cước công dân của người Việt Nam.
  2. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo yêu cầu thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

Lưu ý: 

Nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bảo sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy kết hôn.

Còn nếu là công chức, viên chức hoặc những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên, tiến hành nộp hồ sơ đăng ký.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Địa điểm: tại Phòng Tư Pháp thuộc UBND cấp quận, huyện.

Dịch công chứng chứng nhận kết hôn

Bước 4: Giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn

Thời hạn:

– 10 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp sẽ nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết.

Bước 5: Giao giấy chứng nhận kết hôn

Thời hạn:

– 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Việc trao giấy này phải có mặt cả 2 bên nam, nữ. Công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến 2 bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng 2 bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.

Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.

Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên.

Một số lưu ý:

  1. Nếu 01 trong 02 bên không thể có mặt cùng lúc để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì có thể đề nghị Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn.

Nếu hết 60 ngày mà không đến nhận thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký. Sau đó, nếu 2 bên nam, nữ muốn đăng ký kết hôn thì phải tiến hành thủ tục như ban đầu.

  1. Nếu UBND cấp huyện từ chối đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho 2 bên nam, nữ.

Căn cứ pháp lý:

– Luật hộ tịch 2014.

– Luật hôn nhân gia đình 2014.

– Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

– Thông tư 15/2015/TT-BTP.

Dịch thuật tài liệu kết hôn chuyên nghiệp

Dịch thuật tài liệu kết hôn chuyên nghiệp

Công ty Dịch thuật và phiên dịch Sài Gòn là công ty hàng đầu về dịch công chứng giấy chứng nhận kết hôn, , giấy tình trạng hôn nhân ,ly hôn có yếu tố nước ngoài. Do vậy, những bản dịch của chúng tôi luôn đảm bảo về tính pháp lý được tất cả đại sứ quán tại Việt Nam hoặc các lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam chấp nhận.

Tùy từng nước, tùy từng đại sứ quán các yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự để sử dụng các loại giấy tờ đảm bảo tính pháp lý mà Quý khách sẽ cần phải hợp pháp hóa lãnh sự các loại giấy tờ của mình. Quý khách liên lạc với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp về các dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực lãnh sự về giấy tờ kết hôn

Các ngôn ngữ dịch thuật giấy chứng nhận kết hôn

  • Dịch công chứng chứng nhận kết hôn tiếng Anh
  • Dịch thuật công chứng  tiếng Nhật
  • Dịch thuật công chứng tiếng Hàn
  • Dịch thuật công chứng tiếng Nga
  • Dịch thuật công chứng tiếng Thái
  • Dịch thuật công chứng tiếng Trung
  • Dịch thuật công chứng tiếng Đức
  • Dịch thuật công chứng tiếng Pháp
  • Dịch thuật công chứng tiếng Campuchia
  • Dịch thuật công chứng tiếng Lào
  • Dịch thuật công chứng tiếng Ả rậpDịch thuật công chứng tiếng Bỉ
  • Dịch thuật công chứng tiếng Myanmar
  • Dịch thuật công chứng tiếng Indonesia
  • Dịch thuật công chứng tiếng Malaysia
  • Dịch thuật công chứng tiếng Mông Cổ
  • Dịch thuật công chứng tiếng Đài Loan (phồn thể)
  • Dịch thuật công chứng tiếng Hongkong (Quảng Đông)
  • Dịch thuật công chứng tiếng Nauy
  • Dịch thuật công chứng tiếng Hà Lan
  • Dịch thuật công chứng tiếng Thụy Sĩ
  • Dịch thuật công chứng tiếng Thụy Điển

Liên hệ ngay với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ dịch thuật tốt nhất.

5/5 - (6 bình chọn)