Tìm Hiểu Đất Nước Và Ngôn Ngữ Bungari
Bungari là một quốc gia nằm tại khu vực Đông Nam của Châu Âu, Bungari nổi tiếng trên thế giới với thung lũng hoa hồng Kazanluk. Ngoài ra với truyền thống văn hóa lâu đời, cùng những nét đẹp về ngôn ngữ, Bungari được là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trên thế giới.
Hãy cùng Dịch thuật Sài Gòn tìm hiểu một số đặc điểm về đất nước và ngôn ngữ của xứ sở hoa hồng này dưới đây:
1- Tên gọi đất nước
Bungari tên gọi đầy đủ là Cộng hòa Bungari là một quốc gia nằm tại khu vực Đông Nam Châu Âu. Nhắc tới Bungari mọi người không thể không nghĩ ngay tới quốc gia của thung lũng hoa hồng với lịch sử gắn liền với văn minh nhân loại của quốc gia này.
Bulgaria giáp với Romania về phía bắc, giáp với Serbia và Cộng hòa Macedonia về phía tây, giáp với Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ về phía nam và cuối cùng giáp với Biển Đen về phía đông.
2- Vị trí địa lý
Bungari là quốc gia nằm tại khu vực Đông Nam châu Âu, giáp với Romania về phía Bắc, giáp với Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ về phía Nam, giáp với Biển Đen về phía Đông. Nơi đây có dãy núi Balkan và sông Danube tạo thành một phần đường biên giới phía bắc Bungari.
Giữa vùng phía Tây Serbia và Biển Đen là thung lũng hoa hồng nổi tiếng thế giới của Bungari. Hoa hồng Kazanluk được mọi người trên thế giới ưa chuộng do mùi hương riêng biệt của nó mang lại, do đó thường được xuất khẩu sang các nước và được dùng để sản xuất nước hoa.
Bungari có tổng diện tích lên tới 110910 km2, trong đó diện tích đất liền là 110550 km2 và diện tích mặt nước là 360 km2. Địa hình chủ yếu là đồi núi với những vùng đất thấp về phía Bắc và phía Đông Nam. Bungari nổi tiếng với các loại khoáng chất thiên nhiên: bauxite, đồng, chì, kẽm, than, gỗ, đất trồng…
3- Thủ đô Bungari
Thủ đô của Bungari là Sofia và 28 tỉnh thành, thể chế chính trị của Bugari đi theo chế độ dân chủ nghị viện.
4- Khí hậu
Khí hậu Bungari chủ yếu là khí hậu ôn hòa với mùa đông lạnh và ẩm ướt; mùa hè khô và nóng.
5- Con người Bungari
Theo thống kê dân số tại Campuchia vào năm 2005 có khoảng 7,5 triệu dân, trong đó có 83.9% là người Bulgari, 9.4% là người Thổ Nhĩ Kỳ, 4.7% là người Ý, 2% là người quốc gia khác (bao gồm Macedonian, Armenian, Tatar, Circassian)
6- Tôn giáo Bungari
Theo thống kê vào năm 2001, có khoảng 82,6% người dân Bungari theo tôn giáo chính thống, 12.2% theo Hồi Giáo, 1.2% theo đạo Cơ Đốc, 4% theo tôn giáo khác.
7- Ngôn ngữ Bungari
Tiếng Bungary (български език, IPA: [ˈbɤ̞lgɐrski ɛˈzik]) là một ngôn ngữ Ấn – Âu, một thành viên của nhánh Xlavơ. Cùng với tiếng Macedonia có quan hệ mật thiết, tạo thành nhóm phía Đông của nhánh Xlavơ phía Nam của các ngôn ngữ Xlavơ. Tiếng Bulgari sử dụng chữ cái Cyrill giống trong Tiếng Nga, Tiếng Serbia, Tiếng Macedonia.
Ngôn ngữ Bungari có lịch sử hình thành phức tạp hơn các ngôn ngữ khác, đặc biệt được chia làm 3 giai đoạn: Cổ đại, trung đại và hiện đại.
- Giai đoạn cổ đại: Bắt đầu từ Thế kỷ thứ 9 đến Thế kỷ thứ 11
- Giai đoạn trung đại: Bắt đầu từ Thế kỷ thứ 12 đến thế kỷ thứ 14
- Giai đoạn hiện đại: Bắt đầu từ Thế kỷ 15 đến hiện nay, ngôn ngữ hiện đại khá khác biệt so với ngôn ngữ giai đoạn cổ đại.
Phương ngữ chính của Tiếng Bungari hầu hết là các phương ngữ phía Đông và ngôn ngữ phía Tây, mỗi nhóm được chia ra thành các nhóm nhỏ Bắc và Nam. Ngôn ngữ văn học hiện đại chủ yếu dựa trên các phương ngữ phía Bắc.
Tiếng Bungari hiện đại thể hiện việc cải cách, đó là lý do khiến nó được tách ra khỏi các nhóm ngôn ngữ Xlavơ, ví dụ như việc bỏ dấu cách, phát triển các mạo từ… Theo thống kê đến năm 2007 có khoảng 10 triệu người sử dụng Tiếng Bungari thông thạo.